Quy trình thay phớt bơm trục đứng CR-Grundfos
07/12/2022
Quy trình thay phớt bơm trục đứng CR
Các máy móc công nghiệp, không riêng gì máy bơm nước để làm việc tốt thì trong quá trình quản lí vận hành cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ. Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thường chia ra làm hai loại: kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa định kì.
Kiểm tra thường xuyên thực hiện trong và sau mỗi ca vận hành với các công việc sau:
Đối với công trình: Luôn kiểm tra theo dõi để phát hiện hiện tượng rò rỉ, chú ý những chỗ tiếp giáp giữa công trình xây, bê tông và đất để khắc phục kịp thời nếu có bất thường.
Đối với máy bơm và thiết bị khác: Trong khi vận hành thì luôn quan sát theo dõi, kiểm tra trên các máy đo và chú đến các tượng bất thường. Sau mỗi ca vận hành làm các việc sau: Làm vệ sinh máy móc, thu dọn đồ nghề; kiểm tra và siết chặt các bu lông bệ, bộ phận truyền động và bề ngoài của động cơ, kiểm tra và cho thêm dầu, mỡ bôi trơn vào các ổ trục, khớp, sửa chữa nhỏ các hư hỏng nếu có.
Kiểm tra định kì dài hay ngắn là do tính chất và thời gian hoạt động của trạm quyết định. Nội dung kiểm tra định kì gồm có:
Đối với công trình: Đo độ lún, nghiêng, biến dạng, hiện tượng ăn mòn, sạt lở, bồi lắng…
Đối với máy bơm và thiết bị: Kiểm tra tất cả các hệ hống như trạm bơm điện từ tủ điện hạ thế đến động cơ.
Trạm bơm dầu: các hệ thống chính.
Động cơ và máy bơm: Ngoài những vấn đề thông thường, còn phải xét đến chất lượng dầu mỡ bôi trơn.
Chế độ bảo dưỡng định kì dài hạn
Để đảm bảo và nâng cao tuổi thọ của máy móc thiết bị trong trạm bơm thì cứ sau một thời gian hoạt động nhất định, chúng được ngừng lại để kiểm tra, tu chỉnh và thay dầu mỡ. Đó là chế độ bảo dưỡng định kì. Chế độ này chỉ thực hiện với thiết bị máy móc chứ không áp dụng cho phần công trình. Định kì bảo dưỡng quy định theo số giờ công tác của máy. Định kì bảo dưỡng của động cơ ngắn hơn của máy bơm và các thiết bị khác, của động cơ đốt trong ngắn hơn so với các động cơ khác.
Nội dung và yêu cầu bảo dưỡng định kì thuộc về phần chuyên môn vận hành cơ điện, có thể tìm đọc trong các quy trình vận hành trạm bơm nông nghiệp.
Việc kiểm tra trước hoặc sau vụ sản xuất của trạm bơm nông nghiệp chỉ khác nhau về mức độ triệt để và yêu cầu phát hiện, đánh giá chất lượng các đối tượng được kiểm tra, còn về nội dung thì hai loại kiểm tra này giống nhau cơ bản, có thể tóm tắt thành những điểm sau:
– Kiểm tra nhà máy bơm (chú ý đặc biệt tầng hút ).
– Độ kín, chắc, khả năng thao tác dễ dàng và mức độ hư hỏng cần tu sửa đối với các thiết bị thuộc công trình.
– Kiểm tra tình hình bên ngoài của máy bơm.
– Kiểm tra bu lông bệ, bộ phận truyền lực.
– Cho từng máy bơm chạy có tải để xem xét tình hình máy. Khi cho từng máy chạy, chú ý đến một số bộ phận như ổ bi, trục, nhiệt độ các ổ trục.
– Chọn một máy bơm chạy không bình thường nhất, tháo các bộ phận ra và kiểm tra.
– Kiểm tra tình hình bên ngoài của các thiết bị điện.
– Tháo lắp và xem xét cơ cấu bên trong của các thiết bị điện.
– Chọn một số bộ phận điển hình tháo các bộ phận bên trong để kiểm tra các đầu tiếp xúc, buồng dập hồ quang, độ căng của lò xo ở các thang chỉnh định, độ chặt của các bu lông, điện trở cách điện, mức độ bụi bẩn, han gỉ, biến dạng, biến màu, rạn nứt.
– Kiểm tra mức độ chính xác của các thiết bị điện.
– Thao tác thử bằng tay các thiết bị điều khiển vận hành.
– Đóng điện vào từng các thiết bị điện để kiểm tra tình hình khi có điện: điện thế, độ sai lệch thông số điện, độ rò điện.
– Thử lại hệ thống tín hiệu.
– Kiểm tra điện trở cách điện, hệ thống bảo vệ tự động.
– Cho máy chạy bằng cách đóng điện thăm dò từng phần để kiểm tra tình hình làm việc của chúng. Cuối cùng cho máy chạy có tải để quan trắc mức độ bình thường và thông số điện cơ bản.
– Bảo dưỡng thường xuyên đường ống của máy bơm.
– Trong quá trình làm việc, đường ống của máy bơm yêu cầu phải kín, có độ nghiêng đúng yêu cầu.
– Bảo dưỡng vỏ máy.
Vỏ bơm làm bằng gang hoặc thép đều cứng và giòn, trong vận hành chịu tác dụng của lực nhiệt và cơ giới khiến cho vật liệu chịu đựng quá mức sẽ bị nứt, nên trong kiểm tu bơm nên chú ý điểm này.
Có khi vết nứt của vỏ bơm rất nhỏ, trong vận hành có thể không rỉ nước, mắt nhìn cũng khó thấy, nhưng chúng ta không thể coi như không có vấn đề gì mà cứ tiếp tục cho vận hành được. Ta biết rằng khi gang đã có vết nứt nếu lại để nó tiếp tục chịu tác dụng phá hoại của lực ngoài, vết nứt sẽ lan ra rất nhanh, cuối cùng sẽ gây ra sự cố nghiêm trọng.
Để kiểm tra vết nứt của vỏ bơm, trước hết ta dùng búa tay gõ nhẹ vào vật xem tiếng kêu có giòn không. Nếu tiếng kêu rè rè là có thể có vết nứt, lúc đó phải kiểm tra tỷ mỉ hơn, nếu mắt không nhìn thấy thì phải dùng kính lúp để tìm lại. Khi đã tìm thấy vết nứt, còn phải tìm điểm đầu điểm cuối của nó, có thể tìm bằng cách quét dầu hoả lên. Đổ dầu vào nơi có vết nứt, dầu sẽ ngấm vào vết nứt rất nhanh, sau đó lau khô đi, xoa một lượt phấn lên mặt, đợi cho khô hết, dùng búa tay gõ nhẹ vào vỏ bơm, dầu trong kẽ nứt sẽ trào ra làm ướt phấn, do vậy trên lượt phấn trắng sẽ xuất hiện một đường đen ướt, lúc đó ta có thể thấy rõ vết nứt rất rõ ràng.
Sau khi thấy vết nứt, cần nghiên cứu nguyên nhân gây ra nó: chịu ứng lực cơ giới nhiều hay ứng lực nhiệt nhiều? Do chấn động hoặc do dãn nở không bình thường gây nên? Xác định nguyên nhân gây hư hỏng để khắc phục, đó mới là biện pháp giải quyết căn bản, đồng thời mới có thể tránh được hiện tượng tương tự xảy ra sau này.
– Kiểm tra, bổ sung dầu mỡ bôi trơn
Tùy loại máy bơm, trong lúc vận hành, cứ 30 phút phải tiếp mỡ bôi trơn bạc đồng một lần. Nếu thiếu mỡ bôi trơn, bạc đồng sẽ bị mòn nhanh chóng làm cho cánh quạt bị va đập vào vành mòn. Hoặc bạc đồng bị thiếu mỡ bôi trơn sẽ bị cháy bó chặt lấy trục và cùng quay theo trục phá hỏng gờ định vị gối đỡ trục ở bầu cánh hướng dòng.
Theo dõi tiếng ồn và nhiệt độ các ổ đỡ. Khi có tiếng ồn và nhiệt độ vượt quá quy định, nhất thiết phải kiểm tra dầu, mỡ bôi trơn ổ trục.